Trám răng cửa thực hiện như thế nào? Giá trám răng cửa?

Trám răng cửa giúp phục hình răng cửa bị thưa, bị mẻ hay sâu răng nặng là phương pháp được nhiều người quan tâm hiện nay. Thông qua bài viết này, Trung tâm sẽ chia sẻ những thông tin về phương pháp trám răng cửa, chi phí thực hiện và các thông tin liên quan khác. Đừng bỏ lỡ nhé.

Những điều Cần Biết Về Trám Răng Cửa

Trám răng là gì?

Trám răng thẩm mỹ hay hàn răng là phương pháp nha khoa dùng để khắc phục các khuyết điểm trên răng bằng một loại vật liệu đặc biệt. Tùy vào nhu cầu của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thực hiện việc trám răng bằng hợp chất kim loại hoặc nhựa composite.

Phương Pháp Trám Răng Phục Hình Răng Mất

Mục đích của phương pháp này nhằm tái tạo, khôi phục các răng bị hư hỏng, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Bên cạnh đó, trám răng cửa cũng là cách giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn lên bề mặt răng bị sâu, bị mẻ mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Xem thêm: Trám răng cửa composite

Trám răng cửa áp dụng trong trường hợp nào?

Việc phục hình răng cửa bằng phương pháp trám răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân. Sau đây là một vài trường hợp có thể áp dụng phương pháp trám răng cửa:

Trám răng cửa bị thưa

Răng cửa bị thưa rất dễ khiến thức ăn bị mắc kẹt vào khe hỡ, dễ gây sâu răng và làm mất đi vẻ thẩm mĩ trên khuôn mặt. Do vậy khi răng cửa bị thưa, bạn có thể phục hình bằng phương pháp trám răng composite, vừa nhanh chóng mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, việc phục hình răng cửa thưa chỉ có thể áp dụng khi mức độ thưa dạng nhẹ, răng không quá thưa thớt. Trong trường hợp răng thưa nhiều, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phục hình khác phù hợp hơn.

Trám răng cửa bị mẻ

Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên nhiều trường hợp do ăn nhai thức ăn quá cứng hay chấn thương tai nạn hoặc những lí do khác, răng cửa chịu tác động mạnh mà bị gãy, nứt nhẹ.

Để phục hình lại răng như ban đầu, tránh tình trạng nặng hơn, bạn có thể thực hiện phương pháp trám răng cửa.

Trám Răng Cửa áp Dụng Trong Những Trường Hợp Nào

Trám răng cửa bị sâu

Răng bị sâu là bệnh lý rất dễ xảy ra nếu như chăm sóc răng miệng không kĩ, thức ăn còn sót lại trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Về lâu dài không chỉ gây sâu răng, đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn phá hủy cả men răng, khiến việc phục hình răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thực hiện việc trám răng cửa càng sớm càng tốt, ngăn chặn vết sâu răng và vi khuẩn lây lan.

Răng cửa bị mòn men răng, mòn cổ răng

Răng bị mòn có thể do các nguyên nhân khác nhau như:

  • Bệnh lý ở răng: sâu răng, viêm nha chu,… khiến vi khuẩn tấn công vào men răng.
  • Axit từ thức ăn còn sót lại trên răng, lâu ngày gây khô miệng và ăn mòn men răng.
  • Thói quen xấu như nghiến răng.
  • Chải răng sai phương pháp, dùng lực quá mạnh hoặc bàn chải có lông quá khô cứng.

Để khắc phục được tình trạng này, bạn cần thực hiện việc trám răng cửa để bổ sung một lớp bảo vệ vào khu vực bị mòn.

Quy trình trám răng được thực hiện như thế nào?

Tại Trung tâm Implant, quy trình trám răng cửa được thực hiện theo tiêu chuẩn nha khoa quốc tế, bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

Người bệnh sẽ được chụp phim X – quang, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để xác định nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của răng. Nếu tình trạng chưa nghiêm trọng đến tủy, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác tiếp theo. Và ngược lại, nếu ảnh hưởng đến tủy răng, bệnh nhân sẽ phải điều trị tủy trước khi trám răng.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết và tham khảo ý kiến người bệnh. Nếu bệnh nhận đồng ý thực hiện sẽ tiến hành điều trị.

Bước 2: Vệ sinh răng và khử khuẩn

Trường hợp răng bị sâu hoặc ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ thực hiện việc làm sạch vùng răng sâu và khử khuẩn. Việc làm này nhằm mục đích không để lại mầm mống gây bệnh, tránh vi khuẩn phát triển trở lại cũng như giảm đau nhức cho khách hàng.

Bước 3: Thực hiện việc trám răng

Các bác sĩ sẽ bôi dung dịch acid (etching) lên vị trí răng cần phục hình, tiếp đó phủ một lớp keo tạo độ dính (Bonding) lên răng và dùng dụng cụ chuyên khoa để trám từng vật liệu Composite lên vị trí răng, cân chỉnh sao cho phù hợp.

Dưới tác dụng của đèn chiếu đông Halogen, vật liệu trám dạng lỏng sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp. Quy trình này sẽ diễn ra khá nhanh chóng.

Bước 4: Chỉnh sửa lại vết trám

Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa các cộm cấn, khó chịu, phần vật liệu trám dư thừa bằng các dụng cụ cắt, mài để tạo hình chuẩn xác nhất. Các lớp chất trám và bề mặt răng sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Bước này cũng coi như đã hoàn tất quy trình trám răng.

Trám răng cửa giá bao nhiêu?

Chi phí trám răng cửa phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và số lượng răng cần trám. Bạn có thể tham khảo bảng giá trám răng tại trung tâm cấy Implant dưới đây:

TRÁM RĂNGCHI PHÍGHI CHÚ
Trám răng Composite400.000 VNĐ/1 răngKhông bao gồm tiền chữa tủy
Trám răng trẻ em100.000 VNĐ/1 răng 
Trám kẽ răng, răng thưa500.000 VNĐ/1 răng 
Đắp mặt răng500.000 VNĐ/1 răng 
Đóng chốt răng300.000 VNĐ/1 răng 
Gắn lại răng300.000 VNĐ/1 răng 

Khi trám răng tại Trung tâm Implant, chúng tôi sử dụng vật liệu mới nhất được ưa chuộng hiện nay – composite mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như:

Vật liệu được sử dụng để trám răng tại trung tâm Implant là Composite, đây là vật liệu mới nhất được ưa chuộng điều trị, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Tính thẩm mỹ cao bởi màu sắc tương đồng men răng thật, rất khó nhận biết miếng trám.
  • Chi phí thấp hơn các vật liệu trám răng truyền thống.
  • An toàn, lành tính không gây kích ứng cơ thể.
  • Không xâm lấn cấu trúc răng cần trám.
  • Tuổi thọ lâu dài, từ 5 – 7 năm hoặc hơn khi chăm sóc đúng cách.

Lưu ý trước và sau khi trám răng cửa

Để việc phục hình mang lại kết quả cao nhất, bạn nên lưu ý một vài điều sau đây trước và sau khi thực hiện trám răng cửa:

Trước khi thực hiện

Giai đoạn trước khi thực hiện là giai đoạn khá quan trọng, có thể quyết định việc trám răng diễn ra có an toàn, nhanh chóng hay không. Và để làm được điều này. bệnh nhân nên làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng để đảm bảo sạch khuẩn.

Bên cạnh đó trong khi thực hiện, nếu có cảm thấy đau và khó chịu nên thông báo ngay với bác sĩ.

Lưu ý Trước Và Sau Khi Thực Hiện Trám Răng Cửa

Sau khi thực hiện

Quá trình thực hiện trám răng tuy đã hoàn tất nhưng bệnh nhân cũng cần lưu ý vấn đề chăm sóc sau trám răng để đảm bảo được tình trạng tốt nhất. Cụ thể:

  • Đối với trám răng thường, bệnh nhân cần lưu ý rằng trong khoảng 03 tiếng đầu không nên ăn uống. Vì vật liệu trám răng cần có thời gian khô hẳn hoàn toàn để liên kết chặt chẽ với mô răng. Riêng đối với trường hợp trám răng laser thì không cần phải kiêng ăn.
  • Hạn chế những thực phẩm quá cứng, sử dụng lực nhai nhiều làm cho miếng trám dễ bị bong tróc, suy giảm tuổi thọ của răng.
  • Với những trường hợp trám răng phải đặt thuốc diệt tủy nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải răng mềm, súc miệng nước muối và kết hợp chỉ nha khoa để giữ răng miệng sạch sẽ, thơm tho.
  • Sau khi trám răng nếu bị ê buốt hay có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp.

Những câu hỏi thường gặp

Để hiểu rõ hơn về phương pháp trám răng cửa, Trung tâm cấy Implant sẽ giải đáp những câu hỏi thắc mắc thường gặp sau đây:

Trám răng cửa có đau không?

Trám răng không gây ra cảm giác đau như bạn nghĩ. Bởi để hàn trám răng, bác sĩ sẽ dùng những chất liệu trám an toàn và dụng cụ chuyên dụng để thực hiện nhẹ nhàng, nhanh gọn, hoàn toàn không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào khác.

Trong trường hợp sâu răng ăn gần tới tủy răng, khi trám thì vật liệu có thể kích thích ống tủy khiến cho bạn hơi ê buốt một chút. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt này sẽ không kéo dài quá lâu, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Trám răng có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Với việc sử dụng vật liệu trám Composite lành tính kết hợp cùng công nghệ hiện đại chỉ thực hiện từ 20 phút/răng, việc trám răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi trám răng xong, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường không cần phải lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo phương pháp mang lại hiệu quả an toàn và thẩm mỹ cao, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thưc hiện.

Trám răng cửa tuổi thọ được bao lâu?

Tuổi thọ của miếng trám răng thường sẽ dao động từ 2 – 5 năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Vị trí hàn trám: Răng cửa thường có diện tích rất ít nên miếng trám dễ bị bung, vỡ nếu dùng răng để cắn những vật cứng. Ngược lại, những vị trí khác như răng hàm, diện tích tiếp xúc nhiều hơn nên miếng trám cũng ít bong hơn.
  • Cách chăm sóc của khách hàng: Để giữ cho miếng trám ổn định, tuổi thọ cao phụ thuộc vào quá trình ăn uống, vệ sinh hằng ngày của người sử dụng. Bạn có thể tham khảo những lưu ý sau khi thực hiện mà Trung tâm vừa chia sẻ như trên để có cách chăm sóc răng miệng hợp lý.
  • Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ thực hiện trám răng có tay nghề cao hay không sẽ là yếu tố quyết định việc trám răng sử dụng được bao lâu cũng như độ thẩm mỹ, bền đẹp của hàm răng.

Kết bài

Trung tâm cấy ghép Implant tự hào là địa chỉ trám răng uy tín, được nhiều khách hàng tin và lựa chọn. Thực hiện trám răng tại Trung tâm, bạn có thể yên tâm về độ an toàn cũng như kết quả phục hồi bởi:

  • Đội ngũ bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm, phụ tá tay nghề khéo léo giúp hạn chế xâm lấn và tổn thương, đảm bảo về độ an toàn, không gây đau trong khi trám răng.
  • Công nghệ đèn chiếu đông Halogen vượt trội hơn so với các phương pháp trám răng truyền thống khác, giúp miếng trám kết nối chặt chẽ với bề mặt răng, duy trì tuổi thọ lâu dài.
  • Chi phí hợp lý phù hợp với đa số mọi người.
  • Hệ thống phòng nha chuyên biệt, dụng cụ y khoa hoàn toàn vô trùng tránh được tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotlien 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh trung tâm Implant gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ nhé.

Nguồn: https://cayimplant.com/tram-rang-cua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm trắng răng bằng giấm đúng cách

Abutment Implant là gì? Cấu tạo, chức năng và chi phí bao nhiêu?

Bảng giá trồng răng Implant