Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Sơ lược về cấu tạo xương hàm
Xương hàm sẽ bao gồm xương hàm trên và xươ
ng hàm dưới, thuộc khối xương mặt, bộ xương, hệ vận động. Vai trò xương hàm trên chịu tác động lớn khi cắn, thì xương hàm dưới có vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai.
- Xương hàm trên là một xương chính ở tầng giữa mặt. Tiếp khớp với xương khác tạo thành ổ mắt, hốc mũi, xoang hàm, vòm miệng và nền sọ. Xương hàm trên là xương xốp.
- Xương hàm dưới là xương thấp nhất, lớn nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt. Ngoài ra, xương hàm dưới còn là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được.
Xương ổ răng dễ dàng bị tiêu hõm là do chúng khá mềm nên dễ bị tiêu đi khi vi khuẩn xâm nhập hoặc có khoảng trống. Quá tình tiêu xương này thường sẽ diễn ra âm thầm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hiện tượng tiêu xương hàm là gì
Tiêu xương hàm hay còn được biết đến với tên gọi tiêu xương ổ răng, bao gồm tiêu xương hàm trên và hàm dưới. Đây là hiện tượng xảy ra do sự suy giảm về số lượng, mật độ và thể tích xương hàm ở vị trí răng đã mất, lực nhai tác động lên phần xương hàm này không còn. Từ đó, phần nướu bị teo lại, phần xương hàm ở các răng liền kề bị tiêu giảm theo, chân răng dễ bị lung lay.
Hiện tượng tiêu xương hàm (hay tiêu xương ổ răng) là hiện tượng suy giảm mật độ xương ổ răng và xung quanh chân răng biểu hiện qua các yếu tố như: chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương.
Nguyên nhân tiêu xương hàm
Như đã đề cập ở trên, tiêu xương hàm xảy ra do sự suy giảm về mật độ, số lượng, thể tích ở vị trí răng đã mất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, một số trường hợp có thể kể đến như sau.
Tiêu xương hàm do mất răng lâu năm
Đây là trường hợp phổ biến nhất và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng xương hàm bị tiêu giảm nhanh chóng.
Khi một chiếc răng bị mất đi, nhìn bên ngoài có vẻ như ổn định nhưng thực chất cấu trúc bên trong đang dần thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Việc thay đổi cấu trúc bên trong răng diễn ra qua từng ngày mà mắt thường chúng ta khó mà nhìn ra được.
Ngay sau khi bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở chân răng. Về lâu dài các vị trí bên cạnh sẽ có chiều hướng “chảy” về phía răng đã mất để lấp khoảng trống kia. Ngoài ra, xương hàm phát triển nhờ vào hoạt động nhai hằng ngày, khi răng bị mất phần lực này cũng dần tiêu giảm đi. Từ đó gây ra hiện tượng tiêu xương mà chúng ta thường thấy.
Tiêu xương hàm do viêm nha chu, viêm nướu
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tiêu xương hàm thường gặp. Từ những hành động không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến răng chân răng có nhiều mảng bám. Qua đó vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ra tình trạng tiêu xương chân răng.
Viêm nha chu không những mang lại cảm giác đau nhức, khó khăn trong sinh hoạt mà lâu dần bệnh sẽ diễn biến nặng hơn có thể gây mất răng sớm.
Các dạng tiêu xương hàm
Những dạng tiêu xương hàm sau khi bị mất răng gồm:
Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Độ rộng của xương hàm tại vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại, vùng xương kế cận giãn ra, xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu khiến các răng kế cận đổ nghiêng, xô lệch gây mất thẩm mỹ và tự tin trong giao tiếp.
Tiêu xương hàm theo chiều dọc
Phần xương hàm ngay dưới nướu bị tiêu hõm xuống, thấp trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu tại vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.
Tiêu xương ổ răng khu vực xoang
Khi bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang sẽ tràn xuống và độ rộng của xoang tăng dần theo thời gian nếu không có chân răng thay thế chân răng thật.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Thường xảy ra trong trường hợp mất nhiều răng ở hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiệu tiêu xương khi mất nhiều răng dễ phát hiện hơn bởi khuôn mặt có nhiều thay đổi rõ rệt, khuôn miệng hõm vào, mặt nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn.
Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
Nếu tình trạng tiêu xương hàm không được khắc phục kịp thời. Theo thời gian, xương hàm bị tiêu xương dần dần đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây nhiều khó khăn trong phục hồi xương hàm khi phục hình răng giả bằng cấy ghép Implant.
Dấu hiệu tiêu xương hàm
Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian tiêu xương hàm sẽ có những dấu hiệu khác nhau:
- Thông thường, quá trình này diễn ra khá nhanh (khoảng 3 tháng sau khi mất răng). Mật độ xương sẽ bị tiêu đi theo thời gian, chúng diễn ra từ từ, khiến cho chúng ta khó có thể nhận biết dấu hiệu tiêu xương hàm bằng mắt thường được nên dễ chủ quan trong việc điều trị ở giai đoạn này.
- Trong khoảng 6 tháng đầu tiên, 25% xương hàm tại vị trí răng mất sẽ tiêu biến.
- Sau khoảng 2 năm, xương hàm sẽ bị tiêu đi chiếm đến 45 – 60%, cơ mặt của người bệnh lúc này sẽ thấy được biểu hiện của tiêu xương hàm rõ rệt khi nướu bị teo đi dẫn tới hiện tượng xô lệch các răng lân cận, gương mặt mất cân đối và già hơn trước tuổi.
Vì vậy đối với khách hàng mới mất răng, trong vài tháng thì nên tới phòng khám nha khoa để thực hiện chụp CT 3D kiểm tra tình trạng xương răng để bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
Hậu quả của tiêu xương hàm
Một số hậu quả của tiêu xương hàm sẽ tác động đến cơ thể như sau:
Ảnh hưởng sức khỏe
Tiêu xương làm cho độ rộng và chiều cao của thành xương bị giảm đi, không thể nâng đỡ. Làm cho nướu bị tụt thấp xuống và bờ nướu sẽ mỏng đi rất nhiều. Vi khuẩn lúc này sẽ phát triển tích cực gây đau đầu, khoảng nướu bị tiêu xương răng cũng sẽ trũng xuống gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ngoài ra, nếu không khắc phục sớm sẽ làm cho các răng kế cận có hiện tượng di răng, gây xô lệch, nghiêng vẹo yếu hơn bình thường.
Lão hóa sớm
Khi xương hàm tiêu biến 60% sẽ ảnh hưởng đến dây chằng và cơ mặt hóp lại, lộ rõ dấu hiệu lão hóa, tương tự ở hàm trên sẽ bị móm. Dù bất kỳ vị trí răng mất nào nếu không trồng lại sớm đều gây mất thẩm mỹ, thay đổi cấu trúc gương mặt.
Suy giảm chức năng ăn nhai
Khi xương hàm tiêu biến, các răng xô lệch sẽ khiến quai hàm đối diện trũng xuống, không đủ khả năng tạo lực, lệch lạc khớp cắn. Chính hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Khó khăn trong phục hình răng Implant
Tiêu xương ổ răng khi mất răng quá lâu sẽ cản trở việc phục hình Implant đạt hiệu quả tối ưu. Bởi tỉ lệ và chất lượng xương giảm sút khiến cho trụ khó đứng vững. Để khắc phục tình trạng này sẽ phải tiến hành ghép xương và điều này làm cho chi phí trồng răng tăng lên đáng kế.
Tiêu xương hàm có chữa được không?
Tình trạng tiêu xương thì sẽ không thể tự hồi phục lại như cũ mà cần có sự can thiệp của các giải pháp chuyên khoa. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp độc lập hoặc kết hợp các cách sau:
Ghép xương hàm
Việc ghép xương hàm là phương pháp sẽ sử dụng bột xương nhân tạo hoặc xương tự thân để cấy ghép vào vị trí bị tiêu xương. Cách này có thể tái cấu trúc lại xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng xung quanh.
Tham khảo thêm: Ghép xương hàm là gì? Tại sao phải ghép xương hàm?
Nâng xoang hàm
Khi xương hàm bị tiêu và hạ thấp dần, đồng nghĩa với việc mở rộng xoang hàm. Như vậy việc thực hiện ghép xương hay nâng xoang là cần thiết nhằm tăng thể tích xương hàm, phục vụ cho việc trồng răng Implant. Các hình thức nâng xoang phổ biến: nâng xoang hở và nâng xoang kín. Thông thường nâng xoang thực hiện với ghép xương.
Trồng răng Implant
Sau khi tiến hành ghép xương răng xong, có thể cấy ghép trồng răng Implant vào vị trí răng đã mất. Việc cấy ghép sẽ giúp đảm bảo thẩm mỹ và phục hồi vùng xương hàm đã mất toàn diện. Giải pháp này sẽ duy trì ổn định cấu trúc răng lâu dài cho bạn.
Tham khảo thêm: Dịch vụ cấy ghép – trồng răng Implant
Cách phòng ngừa tiêu xương hàm
Với phương châm “phòng bệnh là chính”, ngay từ bây giờ bạn hãy xây dựng cho mình các thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp phòng tránh mất răng, chống tiêu xương răng hàm, cụ thể:
- Thiết lập một chế độ chăm sóc răng thật tốt, chải răng đúng cách kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
- Hãy chăm chỉ vệ sinh răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần tại nha khoa. Việc này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
- Nếu có dấu hiệu viêm nướu hãy điều trị ngay, tránh tình trạng mất răng sớm, dễ dẫn đến hiện tượng tiêu xương răng.
- Ngoài ra, ở những người đã nhổ răng thì nên đi chụp phim kiểm tra răng hàm sau khoảng 3 tháng. Bởi vì tiêu xương ổ răng diễn ra rất âm thầm, nếu bạn không có sự thăm khám và theo dõi thì rất có thể khi phát hiện ra, tỷ lệ xương mất đã ở mức khá nặng rồi. Tốt nhất, hãy trồng lại răng mới bằng phương pháp Implant sau khi vết nhổ răng của bạn lành thương.
Hiện nay, Trung tâm Cấy Implant là địa chỉ khắc phục tình trạng tiêu xương răng hiệu quả. Nha khoa hội tụ đủ các yếu tố về đội ngũ chuyên gia giỏi, thiết bị máy móc hiện đại chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng.
Để hiểu rõ hơn về các kiến thức trồng răng giả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số tổng đài 19007141 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét