Ghép xương hàm là gì? Tại sao phải ghép xương hàm?

 


Ghép xương hàm là kỹ thuật cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc cho trụ Implant và răng giả. Phương pháp này thực hiện như thế nào, chí phí bao nhiêu, tại sao phải ghép xương hàm,…là câu hỏi nhiều người quan tâm. Hãy cùng Trung tâm tìm hiểu tại bài viết sau nhé.

Ghép xương hàm là gì?

Ghép xương hàm là kỹ thuật nhằm bổ sung một lượng xương nhân tạo hoặc xương tự thân vào phần bị khuyết trong xương ổ răng. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân viêm nha chu, mất răng lâu năm hoặc chấn thương,… Đây cũng là bước tạo điều kiện cần thiết cho việc cấy ghép răng Implant.

Ghép Xương Hàm Là Gì

Khi thực hiện ghép xương răng, bác sĩ sẽ tiến hành việc tách lợi để lộ ra xương hàm rồi ghép thêm xương vào trong. Phần xương được ghép này sẽ kết nối với các mảng xương cũ, tích hợp, phát triển và sản sinh ra thêm các tế bào xương mới.

Trường hợp nào cần ghép xương hàm

Ghép xương hàm không bắt buộc cần phải thưc hiện khi cấy ghép Implant. Thông thường, ghép xương sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau:

Khách hàng bị mất răng lâu năm

Khi mất răng lâu năm, do không có tác động kích thích nên xương hàm rất dễ bị tiêu biến đi. Sau khoảng hơn 6 tháng, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ xảy ra. Vì vậy, để đảm bảo tỉ lệ thành công khi cấy ghép Implant ở những người mất răng lâu năm, bác sĩ sẽ chỉ định ghép thêm xương hàm.

Tham khảo thêm: Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Chất lượng xương không đảm bảo

Nhiều trường hợp mặc dù đủ mật độ xương đế cấy ghép, nhưng do chất lượng xương hàm không đủ ổn định, bác sĩ sẽ yêu cầu cấy ghép xương răng.

Trường Hợp Nên Ghép Xương Răng

Mới bị mất răng hoặc sau khi thực hiện nhổ răng

Ở những trường hợp vừa mới bị mất răng hoặc nhổ răng do sâu răng, viêm nha chu, chấn thương,… bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện ghép thêm xương. Thời gian cấy ghép xương và đặt trụ có thể thực hiện cùng lúc, bởi thời gian tích hợp cũng nhanh chóng và đơn giản.

Những trường hợp khác cần ghép xương

  • Khách hàng mất răng toàn hàm.
  • Người có tiền sử bệnh tim, ung thư, tiểu đường, rối loạn đông máu.
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá.
  • Người có bệnh lý răng miệng.

Tham khảo thêm: Trồng răng nguyên hàm bằng phương pháp nào? Giá bao nhiêu tiền?

Tại sao phải ghép xương hàm?

Để ca cấy ghép Implant diễn ra thành công, xương hàm phải đảm bảo yếu tố về mật độ, thể tích và số lượng. Từ đó mới có thể giúp cho việc tích hợp giữa trụ và xương diễn ra thuận lợi.

Tại Sao Phải Ghép Xương Răng

Trước khi cấy ghép xương hàm trồng Implant, bác sĩ sẽ chụp phim CT 3D để xác định mật độ xương hàm và sức khỏe răng miệng tổng thể. Khi xương hàm bị tiêu đi nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương đồng thời cùng lúc với việc cấy ghép Implant.

Hoặc thực hiện ghép xương trước, đợi thời gian tích hợp trụ thành công (có thể kéo dài trong khoảng 3 – 6 tháng), khi xương đã tích hợp có thể bắt đầu cấy trụ Implant.

Tham khảo thêm: So sánh các trụ Implant phổ biến hiện nay

Các hình thức ghép xương hàm

Kỹ thuật ghép xương trước đây chủ yếu lấy xương ở các khu vực khác trên cơ thể để ghép. Hiện nay nguồn xương cấy ghép cũng đa dạng hơn và thường sẽ có hai kỹ thuật ghép xương chính, bao gồm:

Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân là hình thức dùng một phần xương được lấy từ bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân như xương hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng.

Ghép Xương Tự Thân

Ưu điểm

  • Mức độ thành công cao vì phần xương là phần trong cơ thể khách hàng.
  • Ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
  • Hạn chế tình trạng bị thải trừ vật liệu ghép.

Nhược điểm

  • Phải phẫu thuật ở hai vùng khác nhau: vùng cần cấy ghép và vùng lấy xương cấy ghép.
  • Chi phí khá cao.
  • Nha khoa cần được cấp phép thực hiện từ Bộ Y Tế.

Ghép xương nhân tạo

Ghép xương hàm nhân tạo sẽ sử dụng những tế bào dạng xương sinh học có thành phần chính là Hydroxy apatite, stronti hoặc Beta-tricalcium photphate giúp tăng mật độ khoáng xương.

Nha Khoa Trồng Răng Implant Miễn Phí Cấy Ghép Xương

Ưu điểm:

  • An toàn, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật nhiều chỗ.
  • Chi phí rẻ, luôn có sẵn tại nha khoa.

Nhược điểm:

  • Thời gian phục hồi lâu, phải mất đến 6 tháng để xương phát triển đủ điều kiện cần thiết và cần từ 3 – 6 tháng tiếp theo mới có thể phục hình trên Implant.
  • Đôi khi xương nhân tạo không tương thích với cơ thể khách hàng, dễ đào thải và cần ghép lại xương mới.

Ngoài xương tự thân và xương nhân tạo, còn có các nguồn xương khác như sau:

  • Xương được hiến tặng
  • Xương động vật

Những nguồn xương này tuy không được sử dụng phổ biến nhưng sẽ là một nguồn hữu ích trong trường hợp khách hàng không thể sử dụng hai loại trên.

Quy trình ghép xương hàm

Tại Trung tâm Cấy Implant, quy trình ghép xương sẽ diễn ra theo 4 bước sau đây:

QUY TRÌNHNỘI DUNG
Bước 1: Thăm khám tổng quátKiểm tra, chụp phim CT 3D
Lên phác đồ điều trị
Bước 2: Vệ sinh răng và gây têVệ sinh sạch sẽ vùng chuẩn bị phẫu thuật
Tiến hành gây tê
Mở vạt lợi nơi cần ghép xương
Bước 3: Ghép và cố định xương hàmĐặt các mảnh xương đã chuẩn bị vào bề mặt xương hàm nơi cần cấy ghép
Cố định phần xương ghép với các vật liệu trong y khoa
Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc & hẹn lịch tái khámKhâu và tạo hình nướu, sát trùng để kết thúc phẫu thuật
Tư vấn chế độ sinh hoạt hậu phẫu và hẹn lịch tái khám kiểm tra

Ghép xương hàm bao nhiêu tiền

Khi thực hiện việc ghép xương, bác sĩ sẽ bổ sung vật liệu xương vào vị trí xương hàm bị tiêu để giúp tăng thế tích xương. Do đó, chi phí ghép xương răng sẽ phụ thuộc vào từng phương pháp, vật liệu xương và số lượng răng cần ghép xương.

Thông thường, chi phí cấy ghép xương tại các nha khoa có giá dao động trung bình từ 8.000.000vnđ – 15.000.000vnđ. Như vậy, mức chi phí ghép xương nhìn chung khá cao và chưa bao gồm các phí điều trị khác.

Nha Khoa Miễn Phí Chụp Ct Cấy Ghép Xương

Tại Trung tâm Cấy Implant có chính sách hỗ trợ MIỄN PHÍ chi phí cấy ghép thêm xương. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều chính sách ưu đãi trọn gói khác được tài trợ giúp bệnh nhân an tâm.

Tham khảo thêm: Các chương trình khuyến mãi trồng răng Implant

Những câu hỏi thường gặp khi ghép xương

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề ghép xương hàm, Trung tâm Cấy Implant chia sẻ một vài câu hỏi và giải đáp thắc mắc sau đây:

Ghép xương răng có đau không?

Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật khác, ghép xương chắc chắn sẽ có những cơn đau nhất định xảy ra.

Khi bác sĩ thực hiện rạch nướu, cắt để ghép xương sẽ dễ làm chúng ta liên tưởng đến những cơn đau nhức. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của kỹ thuật bôi tê, gây tê, khách hàng sẽ không cảm thấy bất kỳ cơn đau nhức, khó chịu nào trong suốt thời gian điều trị.

Ghép Xương Hàm Có đau Không

Sau khi ghép xương răng xong, tùy cơ địa từng người mà cơn đau sẽ diễn ra hoặc không. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tư vấn và kê thuốc giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị tinh thần thật thoải mái để thực hiện ca tiểu phẫu thành công.

Xương nhân tạo sau khi cấy ghép có dễ rơi ra không

Khi cấy ghép xương nhân tạo trong vài tuần đầu, bệnh nhân sẽ thấy những hạt xương rơi ra trong miệng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường vì xương tự nhiên đang trong quá trình phát triển để đẩy những xương nhân tạo ra khỏi vị trí cấy ghép.

Kết bài

Ghép xương răng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở nha khoa được trang bị hiện đại, đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Do đó, quý khách hàng nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có quy mô lớn và được nhiều người tin tưởng.

Đến với Trung tâm Cấy Implant – địa chỉ uy tín chuyên về dịch vụ cấy ghép Implant, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng. Bởi chúng tôi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Nếu có thắc mắc về vấn đề cấy ghép xương hàm cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ qua hotline 19007141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh gần nhất để được chụp phim, thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

Nguồn: https://cayimplant.com/ghep-xuong-ham/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm trắng răng bằng giấm đúng cách

Abutment Implant là gì? Cấu tạo, chức năng và chi phí bao nhiêu?

Bảng giá trồng răng Implant